Đặc điểm Cừu_Suffolk

Trong chăn nuôi người ta lo ngại về tỷ lệ sống sót của giống cừu này từ sau khi sinh đến khi cai sữa và cho đến giai đoạn xuất chuồng. Khi sử dụng các con cừu Suffolk phối giống, các con cừu non khi mới sinh ra có kích thước lớn hơn, tốc độ tăng trọng cũng nhanh hơn và thường nặng hơn các con cừu khác từ 3 – 6 pound trước khi cai sữa và tỷ lệ sống sót của chúng cũng cao hơn.

Sau khi cai sữa, các con cừu con được cho ăn một chế độ ăn uống nhiều năng lượng để vỗ béo và được kiểm tra cân nặng hàng tuần. Các con cừu con lai tạo từ giống cừu Suffolk cũng ăn lượng thức ăn ít hơn từ 5 – 8% so với các giống cừu khác. Các con cừu con lai tạo từ giống cừu Colombia cần lượng thức ăn nhiều hơn 15% so với các giống cừu khác. Không thấy có sự khác biệt về pH của thịt cừu đực, cừu đực thiến và cừu cái giống cừu Suffolk. Nuôi vỗ béo cừu đực cái ở Hungari giống Merino 60 ngày tuổi, cừu F1(cừu Merino × cừu Ile de France) 51 ngày tuổi, F1 (cừu Merino × cừu Suffolk) 55 ngày tuổi với khẩu phần ME: 12,4 MJ, CP: 143 g/kgVCK.

Người ta đã lai tạo ra giống cừu Suffolk trắng. Cừu có sắc lông màu trắng hoặc vàng, nhưng mặt và 4 chân màu trắng. Đây là giống cừu được Đại Học của Australia lai tạo thành từ năm 1977 từ giống cừu Suffolk của Anh. Việt Nam sau đó ở tỉnh Ninh Thuận đã nhập 15 con cừu Suffolk trắng (7 con đực, tám con cái) từ Australia. Cừu trưởng thành con đực nặng từ 110 – 160 kg, con cái nặng từ 80 – 110 kg. Mỗi năm có thể cho được từ 2,5 đến 3,6 kg len.